21 C
Vietnam
Thứ Tư, Tháng Năm 8, 2024

Cách phân biệt đông trùng hạ thảo giả, nhái, kém chất lượng

Cách phân biệt đông trùng hạ thảo giả, nhái, kém chất lượng - Ảnh 1.

Thị trường đã xuất hiện nhiều loại đông trùng hạ thảo kém chất lượng – Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Thu – Trung tâm Dinh dưỡng thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam, đông trùng hạ thảo có hai nguồn gồm tự nhiên và nuôi cấy. 

Giá trị dinh dưỡng của đông trùng hạ thảo phụ thuộc vào hàm lượng chất cordycepin có trong đông trùng hạ thảo. Cordycepin có tác dụng ức chế các khối u trong cơ thể và đào thải chất độc ra ngoài, ngăn ngừa các tình trạng bệnh ung thư tái phát.

Làm giả, nhái đông trùng hạ thảo tinh vi

Chất lượng đông trùng hạ thảo nuôi cấy phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu cơ sở nuôi cấy không đảm bảo đủ các yếu tố này thì thành phẩm không có chất lượng tốt. Một số nơi sử dụng chất tổng hợp, kích thích trong khâu nuôi cấy sẽ nhanh có sản phẩm nhưng chất lượng không đảm bảo.

Bác sĩ Thu cũng cho rằng hiện nay một số doanh nghiệp không có tâm, làm giả đông trùng hạ thảo một cách tinh vi, khiến người mua khó phân biệt bằng mắt thường. Thương lái có thể dùng nấm đông trùng hạ thảo thật nhưng đã bị rút hết dược chất bên trong nhưng vẫn giữ nguyên hình dạng bên ngoài.

Có thể làm giả đông trùng hạ thảo bằng bột mì, bột bắp, bột nghiền nát từ côn trùng trộn với keo để “đúc” thành đông trùng hạ thảo, hoặc dùng bột đậu và phẩm màu dập khuôn theo hình dáng con sâu.

Ngoài cách làm giả bằng bột mì, bột bắp, thương lái có thể nhái đông trùng hạ thảo bằng các loại nấm thật, dù có hình thái tương tự như đông trùng hạ thảo nhưng không có các dược chất quý như: nấm Cordyceps sinensis, nấm Cordyceps gunnii, nấm Cordyceps barnesii, nấm Cordyceps gracilis, Cordyceps liangshanensis…

Không những thế, các loài nấm Cordyceps sinensis độc hại ngâm tẩm nhôm sulfat hoặc nhét chì ở giữa thân nấm để tăng trọng lượng.

Cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật và đông trùng hạ thảo nhái, kém chất lượng

Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Thu, với những chiêu trò làm giả tinh vi kể trên, người tiêu dùng rất khó phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả nhưng có thể áp dụng một số phương pháp cảm quan sau:

1. Quan sát:

Đông trùng hạ thảo thật sẽ có đầu sâu non và đầu thảo gắn một cách tự nhiên, không nhìn thấy vết nối giữa hai bộ phận này.

Đông trùng hạ thảo thật dạng sâu sẽ có nhiều vân, cứ ba vân thì làm thành một gấp và được xếp thành hàng. Đông trùng hạ thảo giả có các nếp gấp giao nhau bằng phẳng vì dùng khuôn tạo ra nếp gấp.

Đông trùng hạ thảo thật sẽ thấy đường vân rõ nét, ở giữa có lõi màu đen giống hình chữ V còn hàng giả sẽ không có dấu hiệu này.

2. Bằng khứu giác: Đông trùng hạ thảo thật sẽ có mùi giống mùi nấm rơm và đậm mùi tanh của nấm hương. Sản phẩm giả thì sẽ không có các mùi này.

3. Dựa vào trọng lượng: Khi bạn cầm đông trùng hạ thảo thật trên tay và lắc nhẹ thì sẽ cảm giác nhẹ như cỏ khô, nhưng nếu cảm giác nặng thì đó là đông trùng hạ thảo giả.

4. Phân biệt bằng vị giác: Đông trùng hạ thảo thật khi nhai trực tiếp trong miệng sẽ có mùi thơm, càng nhai càng thơm; còn nếu là sản phẩm giả thì sẽ thấy nó có mùi nồng, giống bột đất sét và thấy cứng.

Ngoài ra, còn có thể phân biệt đông trùng thật và giả/kém chất lượng thông qua hoạt chất. Thực tế nhiều dược liệu/dược thảo có tình trạng bị rút bớt hàm lượng hoạt chất trước khi xuất bán. Tuy nhiên cách phân biệt này không dễ dàng và cơ sở kiểm nghiệm mới đánh giá được.

Những ai tuyệt đối không được ăn đông trùng hạ thảo?Những ai tuyệt đối không được ăn đông trùng hạ thảo?

Đông trùng hạ thảo có tác dụng rất tốt với sức khỏe và hiện đang có ‘làn sóng’ mua bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng vào thời điểm nào để có tác dụng tốt nhất và có những người tuyệt đối không nên ăn loại thực phẩm này.

Tin Mới

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Tin Tức Liên Quan
    Chat Messenger Chat Zalo