22 C
Vietnam
Chủ Nhật, Tháng Chín 8, 2024

Bổ sung thực phẩm chức năng có giúp bệnh nhân COVID-19 nhanh hồi phục?

Ngay từ những ngày đầu đại dịch, chúng ta thường được nghe lời khuyên của các bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng đối với bệnh nhân COVID-19 là nên bổ sung kẽm, melatonin, vitamin C, vitamin D và các chất bổ sung khác để tăng sức đề kháng, thúc đẩy hồi phục.

Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để xác định xem liệu việc bổ sung các chất dinh dưỡng và vitamin thông thường có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng SARS-CoV-2,  gây bệnh COVID-19 hoặc hạn chế  viêm trên phổi hay không.

Đến nay vẫn chưa có câu trả lời về tác dụng của các chất này đối với người mắc COVID-19, liệu F0 có nên bổ sung thực phẩm chức năng, hãy cùng tìm hiểu những lợi ích mà những chất này mang lại cho cơ thể.

Bổ sung thực phẩm chức năng có giúp bệnh nhân COVID-19 nhanh hồi phục? - Ảnh 2.

I. Tác dụng của vitamin C, vitamin D và kẽm đối với người bệnh COVID-19

1. Vitamin C

Vitamin C (hay còn được gọi là axit ascorbic) là một chất chống oxy hóa , đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch. Nó là một chất dinh dưỡng hòa tan trong nước giúp duy trì sức đề kháng của hàng rào biểu mô chống lại bệnh tật và hỗ trợ chức năng của hệ thống miễn dịch.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy bổ sung vitamin C dạng uống có thể làm giảm tỷ lệ và thời gian nhiễm trùng đường hô hấp. Trong khi vitamin C tiêm tĩnh mạch có thể giảm tỷ lệ tử vong và thời gian thở máy đối với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nặng.

Tiến sĩ Paul Marik, MD, Giáo sư Nội khoa và Trưởng khoa Phổi và Chăm sóc Phê bình tại Trường Y khoa Đông Virginia, Hoa Kỳ cho biết: Phương pháp điều trị truyền tĩnh mạch với vitamin C và một số chất khác như corticosteroid và heparin chống đông máu một cách để giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm trong phổi, nguyên nhân chính gây tử vong ở hầu hết các bệnh nhân COVID-19 nặng.

Bổ sung thực phẩm chức năng có giúp bệnh nhân COVID-19 nhanh hồi phục? - Ảnh 2.

Bổ sung vitamin C có thể giúp chống lại các triệu chứng cảm lạnh.

TS Marik cho biết thêm: Không phải virus SARS-CoV-2 giết bệnh nhân, mà là phản ứng của họ với nó. Đó là tình trạng viêm quá mức là kết quả của hệ thống miễn dịch hoạt động quá mạnh (bão cytokine).

Tiến sĩ Marik và các đối tác y tế của ông đề xuất sử dụng vitamin C và steroid, cả hai đều có đặc tính chống viêm mạnh, để kiểm soát các cơn bão cytokine ở các bệnh nhân COVID-19 thể nặng.

Mặc dù phương pháp điều trị này vẫn còn gây tranh cãi, nhưng các thử nghiệm lâm sàng khác nhau liên quan đến việc tiêm vitamin C cho bệnh nhân COVID-19 thể nặng hiện đang được tiến hành ở các quốc gia khác nhau trên toàn cầu.

2. Kẽm

Kẽm đã được chứng minh là có các hoạt tính kháng virus, có thể cải thiện chức năng tế bào miễn dịch chống lại virus hoặc làm giảm khả năng sinh sôi của virus.

Claude Laggard, một nhà sinh học y khoa người Pháp cho rằng có mối liên hệ giữa thiếu kẽm và các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng. Ông cho biết: “Kẽm đóng một vai trò cơ bản trong cơ thể và tham gia vào nhiều phản ứng sinh học. Thiếu kẽm ảnh hưởng đến 1/4 số người ở các nước phương Tây và tôi tin rằng phần lớn những người mắc COVID-19 thể nặng đều bị thiếu hụt nguyên tố này“.

photo-1646480859782

Bổ sung kẽm có thể có lợi cho bệnh nhân COVID-19.

Thiếu kẽm có liên quan đến đáp ứng IL-6 cao hơn (IL-6 là một interleukin đóng vai trò quan trọng trong tổn thương phổi nghiêm trọng do COVID-19 gây ra). Kẽm cũng ức chế RNA polymerase của SARS-CoV-2 và khả năng sao chép của nó.

Nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị ESCMID năm 2020 về bệnh do Coronavirus gợi ý rằng nồng độ kẽm trong huyết tương ban đầu thấp hơn có liên quan đến kết quả sống sót kém hơn ở bệnh nhân COVID-19 nặng. Nghiên cứu do TS Roberto Güerri-Fernández, thuộc Bệnh viện Del Mar của Barcelona, thực hiện phân tích hồi cứu các bệnh nhân COVID-19 nhập viện vào mùa xuân năm 2020. Sau khi điều chỉnh các biến số như tuổi, giới tính, và mức độ nghiêm trọng, mỗi đơn vị sự gia tăng nồng độ kẽm trong máu của bệnh nhân tại thời điểm nhập viện tương quan với việc giảm 7% nguy cơ tử vong sau khi nhập viện.

Một thành viên của nhóm do TS Güerri-Fernández dẫn đầu cho biết: “Mức độ kẽm thấp hơn ở bệnh nhân khi nhập viện tương ứng với tình trạng viêm cao hơn và kết quả điều trị thường kém hơn.

Các nghiên cứu trước đó đều chỉ ra rằng, việc kết hợp vitamin C và kẽm có thể làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh. Tuy nhiên, với những trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ, dường như việc bổ sung vitamin C và kẽm không giúp cải thiện các triệu chứng hoặc phục hồi nhanh hơn khi so sánh với những bệnh nhân tương tự không được bổ sung.

3. Vitamin D

Vitamin D có thể giúp kiểm soát các phản ứng viêm do COVID-19 bằng cách điều chỉnh giảm các cơn bão cytokine. Tỷ lệ tử vong cao và các triệu chứng kéo dài của COVID-19 có liên quan đến cái gọi là “cơn bão cytokine”, gây ra bởi phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Dữ liệu sơ bộ từ những bệnh nhân bị COVID-19 cho thấy mối liên hệ giữa thiếu vitamin D và mức độ nghiêm trọng của các cơn bão cytokine, được chỉ ra bởi mức độ cao trong huyết thanh của protein phản ứng C (CRP), tăng lên khi cơ thể bị viêm.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 5/2020 đã tìm thấy mối liên hệ giữa mức độ vitamin D thấp và tỷ lệ mắc bệnh COVID-19 nặng dẫn đến tử vong cao hơn ở châu Âu. Trong khi một nghiên cứu khác được công bố vào tháng 9/2020 rằng bệnh nhân COVID-19 nhập viện có đủ lượng vitamin D cho thấy các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn và tỷ lệ tử vong thấp hơn.

Tiến sĩ Michael Holick – Trường Đại học Y khoa Boston

Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng trực tiếp rằng việc cung cấp đủ vitamin D có thể làm giảm các biến chứng của COVID-19, bao gồm cả các cơn bão cytokine và giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân nặng.

 

photo-1646480867080

Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người có hàm lượng vitamin D thấp thường có kết quả dương tính với virus hơn những người khác.

Mặc dù cũng có bằng chứng cho thấy vitamin D có tác động tích cực đến chức năng miễn dịch của cơ thể, nhưng tác dụng kháng virus cụ thể vẫn chưa được chứng minh.

Ví dụ: Một số nghiên cứu quan sát liên kết nồng độ vitamin D trong máu thấp hơn với nguy cơ cao hơn khi xét nghiệm dương tính với virus gây ra COVID-19. Nhưng những nghiên cứu này chưa chứng minh được vitamin D giúp bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Hơn nữa, một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng về những người mắc COVID-19 mức độ trung bình đến nặng nhận được một liều vitamin D liều cao không thấy có lợi ích gì đối với sự tiến triển của bệnh.

II. Bổ sung những thực phẩm chức năng này có tác dụng phụ gì không?

Có một số lưu ý về việc bổ sung quá liều những chất này. Bao gồm cả tác dụng phụ, phản ứng dị ứng, tương tác với các loại thuốc khác, chi phí và độ an toàn của những chất bổ sung này.

  • Liều cao vitamin C có thể gây tiêu chảy hoặc đau dạ dày. Cũng có những lo ngại rằng việc bổ sung vitamin C liều cao có thể gây trở ngại cho thuốc làm loãng máu hoặc thuốc giảm cholesterol.
  • Liều cao vitamin D có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như rối loạn chức năng dạ dày, tổn thương thận và viêm tụy, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin D. Bao gồm steroid, thuốc giảm cholesterol cholestyramide, và thuốc chống động kinh phenobarbital và phenytoin.
  • Bổ sung quá nhiều kẽm có thể khiến cơ thể bị dư thừa kẽm. Tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể nhưng các chuyên gia cũng khuyến cáo nên bổ sung lượng kẽm mỗi ngày không quá 40mg vừa tốt cho sức khỏe lại không có tác dụng phụ.

III. Người bệnh COVID-19 có nên bổ sung các thực phẩm chức năng không?

Dù còn những thắc mắc về lợi ích tổng thể của những chất bổ sung này, nhiều bác sĩ đã kê đơn chúng thường xuyên cho những bệnh nhân mắc COVID-19. Lý do là chất dinh dưỡng có ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của hệ thống miễn dịch của con người. Trong số này, vitamin C, vitamin D và kẽm  là một số trong những chất quan trọng nhất, với chức năng điều hòa miễn dịch cũng như vai trò trong việc duy trì các rào cản biểu mô và nội mô, bao gồm cả mô phổi.

Với việc đại dịch COVID-19 hiện chưa có dấu hiệu giảm bớt, những thực phẩm bổ sung này có thể đóng một vai trò trong việc phòng ngừa tiến triển nặng của bệnh.

Bổ sung thực phẩm chức năng có giúp bệnh nhân COVID-19 nhanh hồi phục? - Ảnh 5.

Việc bổ sung các loại thực phẩm chức năng cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Ngay cả khi không có bằng chứng cụ thể liên kết việc sử dụng các chất này với sự cải thiện ở những người mắc COVID-19 thì những chất này vẫn có ít nhiều tác dụng đối với hệ miễn dịch tổng thể. Vì vậy, những người có nguy cơ thiếu dinh dưỡng nên cân nhắc bổ sung các chất này.

Trong khi chờ đợi những kết quả khả quan hơn, chúng ta không nên bác bỏ những phát hiện của các nghiên cứu tiêu cực nói trên. Nếu cần thiết vẫn nên bổ sung các loại thực phẩm chức năng này. Tuy nhiên, bạn nên được bác sĩ kiểm tra  để xác định bạn thiếu loại vitamin nào và cần bổ sung với liều lượng ra sao. Bác sĩ có thể giúp bạn hiểu thêm về tương tác với các loại thuốc bạn đang dùng và các tình trạng sức khỏe khác của bạn.

Mặc dù vậy, các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo nên bổ sung những chất này thông qua chế độ ăn uống hàng ngày hơn là dùng thực phẩm chức năng.

Người lớn nên nhận được tối thiểu 600 IU vitamin D mỗi ngày và 800 IU nếu trên 70 tuổi. Trẻ em nên nhận được 600 IU mỗi ngày. Và trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi nên được bổ sung 400 IU / ngày.

– Mọi người có thể tiếp cận với vitamin D thông qua một số thực phẩm từ sữa, các loại cá và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên ra nắng ít nhất 15-30 phút mỗi ngày để cơ thể tự tổng hợp vitamin D từ ánh nắng.

– Thực phẩm giàu vitamin C: Những loại trái cây, rau củ quả có màu sắc sặc sỡ, các loại quả mọng,…

– Những thực phẩm giàu kẽm: Thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt… Trong đó, hàu là thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao nhất.

Một chế độ ăn phong phú gồm các nhóm thực phẩm cơ bản, nhiều rau xanh và các loại trái cây theo mùa sẽ giúp bạn nhận được gần như đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Thức ăn giàu kẽm như hàu, gan, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại rau, củ, trái cây… nhưng cần ăn cân đối thức ăn thực vật và động vật. Cũng có thể chọn dùng các thực phẩm có bổ sung kẽm, một số chế phẩm chứa vitamin muối khoáng có hàm lượng kẽm khá đầy đủ.

https://suckhoedoisong.vn/nhung-ai-ca…

Uống vitamin D có thể chống lại COVID-19 không?Uống vitamin D có thể chống lại COVID-19 không?

SKĐS – Vitamin D rất quan trọng đối với cơ thể, trong đó làm tăng cường miễn dịch, có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh. Vậy khi mắc COVID-19 bổ sung vitamin D như thế nào cho an toàn?

Xem thêm video đang được quan tâm

Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng.

 

Tin Mới

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Tin Tức Liên Quan
    Chat Messenger Chat Zalo