23 C
Vietnam
Chủ Nhật, Tháng Chín 8, 2024

Kết hợp mật ong với quế mang lại lợi ích bất ngờ cho người đái tháo đường

Những người mắc bệnh đái tháo đường có lượng đường trong máu cao bất thường, còn được gọi là tăng đường huyết. Để ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết, người bệnh đái tháo đường phải theo dõi và điều chỉnh lượng carbohydrate trong các thực phẩm họ ăn hàng ngày, đặc biệt là các thực phẩm chứa đường.

Theo ThS. BS. Đặng Ngọc Hùng – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng: Ở Việt Nam thường có quan niệm rằng mật ong rất tốt cho cơ thể và nhiều người thường bỏ ra một số tiền lớn để mua mật ong chất lượng, đặc biệt là mật ong rừng. Tuy nhiên, đối với người đái tháo đường, dùng mật ong nhiều gây tăng đường huyết nhanh nên người đái tháo đường cũng nên cẩn thận.

1. Mật ong có tác động đến lượng đường trong máu

Không giống như đường trắng tinh chế, mật ong chứa một số vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Thành phần của mật ong bao gồm chủ yếu là nước và chứa 5 loại đường khác nhau, trong đó có khoảng 30-35% glucose và 40% fructose.

Do lượng đường fructose khiêm tốn, mật ong có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm lượng đường trong máu, thậm chí có thể có đặc tính phòng bệnh đái tháo đường. Mật ong có chỉ số đường huyết từ 35 – 75 trên thang điểm 100, tùy thuộc vào nguồn.

Cách sử dụng mật ong an toàn với người đái tháo đường - Ảnh 2.

Mật ong có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm chất chống oxy hóa, có thể làm giảm chỉ số đường huyết.

Mật ong, tương tự như các loại đường khác, là một nguồn carbohydrate cao. Nó có thể khiến mức insulin tăng lên đồng thời làm giảm lượng đường trong máu. Vì nó là một loại carbohydrate nên nó có khả năng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu khi tiêu thụ. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã gợi ý rằng tác dụng của nó đối với mức đường huyết có thể kém rõ rệt hơn so với các loại đường khác.

Trong một nghiên cứu về người lớn mắc và không mắc bệnh đái tháo đường type 1, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mật ong có tác động đến lượng đường trong máu thấp hơn so với sucrose.

Hơn nữa, mật ong có thể tăng nồng độ C-peptide, một phân tử được sản xuất và giải phóng bởi tuyến tụy cùng với insulin. Có mức C-peptide ổn định cho thấy cơ thể đang sản xuất đủ insulin.

Vì vậy, có một số đề xuất rằng mật ong có thể có lợi cho bệnh đái tháo đường và giúp ngăn ngừa mức đường huyết tăng cao.

2. Lợi ích sức khỏe của mật ong

Mật ong nổi tiếng với nhiều lợi ích cho sức khỏe, chủ yếu khi được tiêu thụ ở dạng nguyên chất và hữu cơ. Người bệnh đái tháo đường sử dụng mật ong đúng cách sẽ nhận được những lợi ích sau.

Cung cấp chất chống oxy hóa

Mật ong nguyên chất, không qua xử lý nhiệt và ít qua xử lý có chứa nhiều loại hóa chất thực vật có hoạt tính sinh học và chất chống oxy hóa, chẳng hạn như flavonoid và axit phenolic. Theo một nghiên cứu, chất chống oxy hóa có trong mật ong giúp trung hòa các loại oxy phản ứng (ROS) trong cơ thể, có thể dẫn đến tổn thương tế bào và góp phần gây ra các tình trạng như lão hóa sớm, đái tháo đường type 2 và bệnh tim. Các hợp chất dinh dưỡng thực vật có trong mật ong chịu trách nhiệm về chất lượng chống oxy hóa cũng như các đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm.

Mật ong giúp ngăn ngừa và trị các vấn đề về dạ dày

Người ta còn sử dụng mật ong để điều trị các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa, bao gồm cả bệnh dạ dày và tiêu chảy. Với đặc tính kháng khuẩn, mật ong có khả năng làm giảm lượng vi khuẩn Helicobacter pylori, là nguyên nhân phổ biến gây loét dạ dày.

Mật ong cũng chứa prebiotic hữu ích giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn thân thiện sống trong ruột, rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.

Mật ong làm dịu cơn đau họng và ho

Mật ong là một phương pháp điều trị viêm họng lâu đời giúp giảm đau và ho. Khi bị virus cảm lạnh tấn công, hãy nhâm nhi một tách trà nóng với mật ong và chanh.

Mật ong giúp điều hòa huyết áp

Tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thể làm tăng đáng kể khả năng đau tim hoặc đột quỵ. Mật ong có thể giúp giảm huyết áp. Đó là nhờ các chất chống oxy hóa phong phú trong mật ong có thể giúp điều hòa huyết áp của bạn.

3. Người bệnh đái tháo đường nên sử dụng mật ong thế nào để tốt cho sức khỏe?

ThS. BS. Đặng Ngọc Hùng cho biết: Có 2 nhóm chính là đường hấp thu nhanh và đường hấp thu chậm. Đường hấp thu nhanh như đường mía, mật ong, được giới hạn sử dụng dưới 10% trong nhóm tinh bột đường và dưới 6% tổng năng lượng. Người bệnh đái tháo đường không nên lạm dụng mật ong vì có khả năng gây tăng đường huyết.

Những người mắc bệnh đái tháo đường có thể dùng mật ong hàng ngày. Uống tối đa 2 thìa mật ong có thể cải thiện khả năng chữa lành vết thương, chất chống oxy hóa và chống viêm. Tuy nhiên, trước khi đưa mật ong vào chế độ ăn uống hàng ngày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Sự kết hợp giữa mật ong và quế rất mạnh mẽ, cung cấp một loạt chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất,… Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, kết hợp quế và mật ong có thể giúp cải thiện bệnh đái tháo đường type 2. Ngoài ra, nó giúp cơ thể sử dụng glucose ổn định hơn do chất flavonoid chống oxy hóa trong quế.

Các flavonoid này hoạt động tương tự như insulin bằng cách di chuyển glucose từ máu vào các tế bào cần nó để tạo năng lượng. Không giống như nhiều nguồn đường nhân tạo, quế là nguồn đường tự nhiên nguyên chất không gây ra biến động đáng kể về lượng đường trong máu.

Cách sử dụng mật ong an toàn với người đái tháo đường - Ảnh 5.

Kết hợp quế và mật ong có thể giúp cải thiện bệnh đái tháo đường type 2.

Một cách hữu ích khác để sử dụng mật ong cho bệnh nhân đái tháo đường là sử dụng kết hợp các thành phần như nghệ, mật ong, húng quế và lá neem (xoan Ấn Độ). Sự kết hợp này có thể có vị đắng, nhưng lợi ích sức khỏe của nó có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu.

Thành phần

  • Mật ong nguyên chất: 1 muỗng cà phê
  • Bột húng quế khô: 3 muỗng canh
  • Bột neem khô: 3 muỗng canh
  • Bột nghệ: 3 muỗng canh

Cách chế biến

Cho hỗn hợp vào hũ thủy tinh và để nơi khô ráo, thoáng mát (bạn có thể bảo quản hỗn hợp này đến 1 tuần). Lấy một muỗng canh hỗn hợp này vào buổi sáng, thêm một muỗng cà phê mật ong hòa cùng nước ấm và uống khi bụng đói. Thực hiện công thức này trong 1 tháng để đạt được kết quả mong muốn.

Xem thêm video đang được quan tâm

Người bệnh đái tháo đường có nên ăn xoài?

 

Tin Mới

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Tin Tức Liên Quan
    Chat Messenger Chat Zalo